Tại chương trình Radio Sức Khỏe và Cuộc Sống số 21 diễn ra vào 16h45 ngày 22/3/2024, đội ngũ Noguchi Việt Nam và Ekip của đài truyền thanh TP.HCM. Với chủ đề đang được quan tâm khá nhiều trong thời điểm hiện nay khi mỗi ngày trung bình có hàng chục người đột tử trên cả nước trong đó đa số là người mang trong mình nghề tài xế.
Tại sao lại có tình trạng này và có cách nào để nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ hay không? Rồi cần xử trí vào những cái thời điểm đó ra làm sao và quan trọng nhất là phòng ngừa như thế nào?
Theo dõi trên những phương tiện truyền thông đại chúng và đặc biệt là theo dõi những vấn đề về thời sự các bạn sẽ thấy là những cái ca đột quỵ ở giới tài xế gần đây đã thực sự làm cho nhiều người rất là lo lắng. Bởi vì không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đến tính mạng của các bác tài trong những cái tình huống đó. Đôi khi nó còn nguy hiểm còn có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của những hành khách đi trên xe .
Phó Giáo sư Nguyễn Văn Tân hiện đang là trưởng khoa tim mạch cấp cứu và can thiệp của Bệnh viện Thống Nhất. Đồng thời bác sĩ Nguyễn Văn Tân cũng là trưởng bộ môn lão khoa của Đại học Y Dược TP.HCM.
Phân biệt đột quỵ với đột tử
Đôi khi chúng ta sẽ nhận được nhầm lẫn từ ngữ mà chúng ta sử dụng “Đột tử Đột quỵ”, Hay đột quỵ não hay là nhồi máu cơ tim.
Thường thì đột tử là một cái khái niệm chung để chỉ những tình trạng bệnh lý gây tử vong bất ngờ khiến chúng ta không tìm được nguyên nhân. Đa phần những trường hợp đó là khi nạn nhân nhập viện trong vòng khoảng 1 giờ nhưng đội ngũ bác sĩ vẫn không tìm được nguyên nhân tử vong hoặc là trong vòng 24 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập viện. Tuy nhiên khái niệm này vẫn khá rộng rãi không theo tiêu chuẩn chung. Do đó ta có thể hiểu đột tử là những trường hợp bệnh nhân sẽ tử vong nhanh khi bác sĩ chưa xác định rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn nhất
Đột tử bao hàm rất nhiều cái nguyên nhân, trong đó hai nguyên nhân dẫn đến đột tử thường gặp nhiều nhất đó là các bệnh lý liên quan tới tim mạch và thần kinh. Ngoài ra, còn những cái nguyên nhân khác nữa có thể dẫn đến đột tử.
Tính chất công việc của giới tài xế là yếu tố dẫn đến cái tình trạng đột tử?
Đột tử còn phụ thuộc vào các yếu tố khác không chỉ riêng các bác tài. Tuy nhiên, có 2 đặc điểm gây đột tử ở nghề lái xe như sau:
1/ Do cơ địa, bệnh nền sẵn có của tài xế
Tức là những yếu tố nguy cơ bản thân của người tài xế. Ví dụ như người tài xế đó có bệnh lý tim mạch nền trước đó hoặc là có những bệnh lý liên quan tới di truyền có thể dẫn đến đột tử. Giống như gần đây chúng ta cũng thấy rằng những vận động viên đang đá banh, đang chạy có thể té xuống và tử vong ngay lập tức đa số là do yếu tố di truyền.
2/ Đặc điểm của nghề tài xế
Yếu tố nghề nghiệp đôi lúc có thể thúc đẩy tình trạng của những bệnh lý nền trước đó chuyển biến xấu đi dẫn đến tình trạng đột tử, đó là những căn bệnh cấp tính đe dọa mạng sống của người tài xế.
Ví dụ như khi quá căng thẳng trong quá trình lái xe đồng thời tài xế mắc bệnh nền nhưng không biết do chưa tầm soát tốt khiến người lái xe có thể tử vong bất cứ lúc nào khi căn bệnh bị đẩy đến cơn bộc phát.
Tại sao đột tử lại thường xuyên xảy ra với nghề ít vận động Chẳng hạn như là tài xế, như là nhân viên văn phòng?
Gần đây, có xu hướng người trẻ mắc bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ tăng lên do nhiều yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu và tiền sử gia đình. Đáng chú ý, bệnh nhân nhồi máu cơ tim ở các bệnh viện can thiệp tim mạch ngày càng trẻ.
Đột quỵ ở người trẻ thường liên quan đến vấn đề bẩm sinh như túi phình mạch não và tăng huyết áp. Xu hướng này cho thấy, dù còn trẻ, không nghĩa là không mắc bệnh tim mạch, điều này đánh dấu sự thay đổi so với quan niệm trước đây về bệnh lý tim mạch chỉ xuất hiện ở người già.
Dấu hiệu nhận biết để giảm thiếu, ngăn ngừa và hạn chế tối đa tình trạng đột tử
Với nghề mang tính chất hơi căng thẳng thì việc mà tầm soát sức khỏe của mình trước khi mình thực hiện hay làm nghề rất là quan trọng. Nếu bản thân tầm soát định kì thì việc phát hiện ra bệnh sẽ hạn chế được tối thiểu đột tử.
Đối với các tài xế nếu có bệnh nền về tim mạch, huyết áp nặng thì không nên duy trì công việc này vì nó luôn tìm tàng rủi ro dẫn đến nguyên các tai nạn. Tưởng tượng nếu tim tài xế ngừng đập đột xuất sẽ khiến xe mất lái ngay lập tức, không chỉ thiệt hại về tài sản, mạng sống của hành khách trên xe mà còn ảnh hưởng đến những người cùng tham gia giao thông.
Dù vậy cũng không nên nhầm lẫn giữa việc tai nạn trước đột tử sau hoặc đột tử trước rồi mới gây tai nạn vì tình huống này khá nhạy cảm. Tài xế là nghề làm đường dài buộc người làm phải ngồi dài lâu, nguy cơ cũng có thể mắc các bệnh nền là điều khó tránh. Vậy nên hãy tầm soát thường xuyên để phát hiện bệnh lý và chữa trị kịp thời.
Cách xử lý đột tử
Khi gặp đột tử bất ngờ ở những người tài xế xung quanh việc ta cần làm:
Những người có mặt cần giữ được bình tĩnh hỗ trợ kiểm tra người tài xế và tình trạng xe chạy. Ví dụ bác tài nhận ra bất thường cơ thể sẽ giảm tốc độ dần còn nếu không thì chúng ta cần hỗ trợ lấy lại kiểm soát điều khiển của xe, không hoảng loạn chạy loạn khiến xe mất cân bằng.
Cho bác tài nằm xuống, nằm nghiêng sang một bên và tìm cách liên hệ với trung tâm cấp cứu gần nhất.
Trong lúc đợi cấp cứu, ta cần đánh giá xem bệnh nhân còn thở hay không hay tim còn đập nhưng không thở được. Trong trường hợp đó ta phải xoa bóp đầu kích tim hoặc hô hấp nhân tạo cho bác tài sớm nhất có thể.
Bản thân hành khách đi trên xe nếu là người hoàn toàn không hiểu biết về các thủ thuật sơ cứu này thì việc cấp cứu cực kỳ khó khăn và gây cảm giác sợ cho bản thân trong lúc đó vậy nên chúng ta phải giữ bình tĩnh thì có thể cứu mạng tài xế. Vì có những tình huống là chúng ta biết rằng Nó liên quan tới đột quỵ mà nếu liên quan tới đột quỵ não Thì bác tài cũng có thể còn thở được, nhịp tim vẫn có thể duy trì.
Việc xoa bóp bằng đầu cũng như là hô hấp nhân tạo cơ bản bằng đầu có thể hỗ trợ cứu mạng người tài xế. Còn nếu chúng ta không làm gì hết thì gần như là bệnh nhân sẽ tử vong trong thời gian ngắn nhất.
Khuyến cáo của bác sĩ trước khi sơ cứu cho bệnh nhân đột tử
Bác sĩ Tân khuyến cáo trong tình huống bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở, việc quan trọng nhất là giữ cho đường thở thông thoáng. Nhiều người chưa được đào tạo sơ cứu có xu hướng áp dụng các phương pháp như nhỏ thuốc hoặc dịch vào đường thở, điều này tuyệt đối không nên làm vì có thể khiến tình hình tồi tệ hơn do bệnh nhân đã mất phản xạ và có nguy cơ sặc. Trong một số trường hợp, nếu thấy có dị vật gây nguy hiểm, cần giữ thông thoáng đường thở bằng cách loại bỏ dị vật. Đồng thời, cần thận trọng trong việc tiếp cận và xử trí ban đầu để không làm tình hình trầm trọng hơn.
Tại sao nên kiểm tra tầm soát sức khỏe định kỳ?
Bác sĩ Tân từ Bệnh viện Thông Nhất và Đại học Y Dược TP.HCM nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát sức khỏe cho các bác tài. Công việc lái xe đòi hỏi sự tập trung và sức khỏe tốt, nhưng áp lực và thiếu thời gian thường khiến họ bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này tạo ra rủi ro cao đối với các bệnh lý có thể dẫn đến đột tử. Bác sĩ khuyến cáo tài xế nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và kiểm soát các nguy cơ bệnh lý, nhất là bệnh tim mạch và đái tháo đường. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn đảm bảo an toàn cho hành khách.
Rất cảm ơn câu trả lời vừa rồi của bác sĩ Nguyễn Văn Tân và tất cả mọi người đã theo dõi chương trình. Còn bây giờ thì chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Noguchi - Thực phẩm chức năng hàng đầu Nhật Bản đã chính thức có mặt tại Việt Nam Đã đồng hành cùng với chương trình này.
Viết bình luận