VOH 23: Tư Vấn Trực Tiếp Các Vấn Đề Liên Quan Đến Đột Quỵ

Trên thực tế thì chúng ta thấy mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ. Tất nhiên đây là con số được ghi nhận cách đây vài năm. Nói như vậy để chúng ta hình dung được câu chuyện đột quỵ đang ngày càng trở thành một vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đột quỵ với sự tham gia tư vấn của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay - Chủ tịch Liên Chi Hội Đông - Tây Y kết hợp TP.HCM.

Hình ảnh sản phẩm

 

Vì sao đột quỵ ngày càng dễ xảy ra?

Đột quỵ là vấn đề liên quan đến mạch máu. Trong mạch máu có những mảng xơ vữa, huyết khối sẵn hoặc huyết áp cao thì những người thừa cân béo phì hay mỡ trong máu cao sẽ có nguy cơ nhiều nhất. Kế đó là người không có rèn luyện, không có tập luyện, không có vận động như là nhân viên văn phòng hay là người trẻ có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn. Về cách sống của chúng ta là ngủ không đủ giấc, ăn uống, chế độ ăn không được kiêng khem đúng mức. Về  nghỉ ngơi, chúng ta căng thẳng trong quá trình làm việc, stress nhiều quá, v.v. Tất cả đều có thể ảnh hưởng xấu lên thành mạch máu.

Đột quỵ là gì? Dấu hiệu sớm nhất, nguyên nhân và cách phòng tránh

Và khi thành mạch máu bị huyết khối càng ngày càng to hoặc là huyết áp tăng sẽ làm căng thành mạch. Nó làm cho giảm thiểu máu cung cấp ở não gây ra tình trạng gọi là đột quỵ não. Và cũng có một trường hợp khác cũng gây ra đột quỵ, đó là xuất huyết não.

Như vậy có hai tình huống có thể xảy ra là vỡ mạch máu tràn ngập hết não thất thì gây ra xuất huyết não gây đột quỵ. Và thứ hai là thiếu máu não do huyết khối hay do dòng chảy bị nghẽn tắc máu không đủ đến nuôi tế bào não gây ra đột quỵ.

Và trên thực tế thì chúng ta thấy là mỗi năm như vậy là Việt Nam của chúng ta ghi nhận. Ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ. Tất nhiên đây là con số mà được ghi nhận cách đây vài năm rồi. Còn bây giờ thì cái số liệu này nó có thể còn gia tăng nhiều hơn nữa.

Đột quỵ tim hay đột quỵ não nguy hiểm hơn?

Đột quỵ tim hay đột quỵ não đều có mức độ nguy hiểm như nhau. Nhưng mà về chuyên môn thì đột quỵ tim là nhồi máu cơ tim, còn đột quỵ não đúng là dùng từ đột quỵ. Và hai bệnh này mức độ nguy hiểm như nhau nhưng mà nó là hai bệnh khác nhau chứ không phải giống nhau. Khác nhau là vì cái vị trí xảy ra nhồi máu cơ tim là ở tại tim. Còn đột quỵ não cũng là bệnh mạch máu. Cả hai cái đều là bệnh mạch máu hết nhưng mạch máu này đến nuôi cấy tế bào não ở trong hộp sọ của chúng ta. Một cái ở lồng ngực và một cái trong hộp sọ. Cả hai có mức độ nguy hiểm như nhau.

Đột quỵ tim - cách sơ cứu và những điều cần biết

Mức độ phục hồi sau đột quỵ của người trẻ có thể lên đến 100% không?

Người trẻ hoặc người có tuổi đều có khả năng phục hồi lên đến 100%. Nếu người đó biết đột quỵ trong cái thời gian vàng tức là trong 5 phút đầu tiên, trong 3 tiếng đồng hồ đầu tiên phải đưa đến ngay trung tâm cấp cứu để cung cấp liền oxy nuôi não, truyền liền để dinh dưỡng đến phục hồi thì trong 1 tháng sau đó người ta vừa điều trị, vừa chăm sóc vật lý trị liệu thì có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, đa số là đến không đúng thời gian vàng và thậm chí là sau khi đến được thời gian vàng rồi nhưng có thể không phục hồi. Không tuân thủ phương pháp điều trị, không tuân thủ tập luyện, không dùng thuốc đúng v.v. Tất cả những cái đó đều có thể để lại các di chứng mà chúng ta biết rằng đột quỵ là có khả năng liệt nửa người và liệt nửa người này có thể trở thành lâu dài về sau cả đời người và chúng ta đừng nghĩ rằng đột quỵ chỉ 1 lần có thể tái phát những lần sau. Cho nên nếu chúng ta có yếu tố nguy cơ là bệnh nền tăng quyết áp, chúng ta có béo phì, chúng ta có mỡ trong máu cao chúng ta có ít vận động rèn luyện quá hoặc chế độ làm việc của chúng ta thường xuyên căng thẳng chúng ta phải cẩn thận hơn và chú ý chữa bệnh nền cũng như chú ý tập luyện, chế độ ăn uống. 

 

Đột quỵ có di truyền hay không?

Đột quỵ không di truyền nhưng là yếu tố nguy cơ. Thí dụ như gia đình có yếu tố nguy cơ là huyết áp cao và cùng sống trong gia đình thì có thể chế độ ăn hay là cách sống giống nhau thành ra yếu tố nguy cơ này trở nên lớn hơn. 

Khi phát hiện người nhà có triệu chứng hoặc té trong nhà tắm nên làm gì?

Thực sự khi bệnh nhân xỉu ngã xuống thì chúng ta không nên di chuyển bệnh nhân Điều cần thiết là chúng ta nên để bệnh nhân ở một tư thế thí dụ như nghiêng đầu qua một bên để lỡ có nôn mửa thì không ảnh hưởng. Đồng thời chúng ta phải gọi ngay cấp cứu. 

Tuy nhiên vì nhà tắm có thể ẩm ướt, chật chội nên ngay lúc đó chúng ta nên nâng một cách hết sức nhẹ nhàng để bệnh nhân nằm ở trên một cái giường cứng, một ván cứng hay trên nền cũng được miễn là ấm áp, đừng để tiếp xúc với cái lạnh và đồng thời chúng ta phải tạo không khí thoáng. Nếu đang mặc áo chật hay đang cài quần chật chúng ta tháo ra cho nhẹ nhàng và để nghiêng một bên để chất thải tiết ra không rơi vào trong thực quản hay là khí quản. Bên cạnh đó chúng ta gọi ngay cấp cứu còn nếu không thì chúng ta biết rằng đây là người có huyết áp cao lập tức chúng ta đo huyết áp liền và sau đó có các thuốc cấp cứu ở nhà thì chúng ta cho bệnh nhân sử dụng không nên cho uống nước chanh hay là bấm huyệt hay là tất cả những gì khác trong giai đoạn đó. 

Chăm sóc bệnh nhân bằng cách chúng ta mở cửa cho thoáng tránh bị thiếu oxy bởi vì thiếu oxy não sẽ dẫn đến nặng nề hơn trong quá trình sau đó và đồng thời chúng ta có thể đo huyết áp, lấy mạch nhiệt độ rồi đồng thời cho uống thuốc sẵn theo toa bác sĩ trước đó đồng thời kêu cấp cứu để kịp thời đưa người bệnh đến bệnh viện.

Vận động viên có khả năng bị đột quỵ cao hơn so với người bình thường hay không? 

Nếu vận động viên không chịu để ý tới huyết áp không chịu để ý tới mỡ trong máu cao và nhất là không có tầm soát để xem cholesterol tăng cao hay không, không có siêu âm mạch máu để biết rằng có huyết khối hay chưa thì trong hoạt động của người vận động viên khi cố gắng tối đa cũng có thể làm giảm thiểu luồng máu đến nuôi não hoặc vỡ mạch, vỡ huyết khối và làm xuất huyết não.

 

Uống thuốc ngăn ngừa thì có giảm thiểu được hoàn toàn khả năng đột quỵ hay không? 

Khi chúng ta có huyết áp cao, có đái tháo đường, có rối loạn chuyển hóa, có bệnh thận, nếu chúng ta uống thuốc đầy đủ thì chúng ta có thể đề phòng được đột quỵ

 

Tuy nhiên có những trường hợp không bị bệnh nền nhưng mà vì nghe đột quỵ sợ quá nên sử dụng thuốc ngăn ngừa thì hoàn toàn không nên. Nếu chúng ta sống có vận động, có rèn luyện cơ thể, ăn uống chế độ tốt, ngủ đủ, uống đủ nước duy trì một sức khỏe tốt thì không có gì chúng ta phải phòng ngừa cả