Chủ đề của ngày hôm nay sẽ là một vấn đề quan trọng cho cuộc sống của chúng ta. Đó là vấn đề cấp cứu đột quỵ mùa nắng nóng như thế nào? Thời tiết ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương đang vào cao điểm nắng nóng. Có những ngày nhiệt độ có thể lên đến 38-39 độ C, thậm chí là 40 độ C. Đây không chỉ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người, mà còn là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Nhất là những nhóm đối tượng vốn có bệnh lý nền. Vậy thì cần phải xử lý như thế nào trong những trường hợp này?
Bác sĩ chuyên khoa 1 Hồ Thanh Lịch hiện nay đang là Phó trưởng Khoa hồi sức tích cực cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn. BS.CK1 Hồ Thanh Lịch hơn 12 năm làm việc trong chuyên ngành Hồi sức tích cực – Đột quỵ với kinh nghiệm dày dặn trong điều trị các ca bệnh nặng, hồi sức sau mổ, điều trị bệnh nhân tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.
Cơ thể con người là một cá thể ở trong môi trường tự nhiên rộng lớn. Nên những tác động của môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cơ thể. Đặc biệt trong cơ thể chúng ta có 3 cơ quan thực hiện việc trao đổi trực tiếp với môi trường tự nhiên rất nhiều. Đó là cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa và da.Ngoài ra, bên cạnh đó, những hệ cơ quan khác như hệ cơ quan về thần kinh, tim mạch. Cũng có sự tương tác với môi trường. Chính vì thế mà môi trường tự nhiên nó ảnh hưởng một cách trực tiếp tới tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Các yếu tố thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người rất nhiều. Các yếu tố chính như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, ánh sáng mặt trời và tốc độ gió đều là nguyên nhân gây ra các tác động ảnh hưởng đến các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. Những tác động này có thể là nhỏ và không được nhận ra trong phạm vi gần như không thể nhận thấy, đến những tác động lớn hơn trong trường hợp môi trường thay đổi toàn diện, khi đó chúng ta có thể cảm nhận ngay những biểu hiện rõ ràng.
Do đó, chúng ta coi thiên nhiên là bạn đồng hành của con người. Khi gặp phải những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió mạnh hay nắng nóng, sức khoẻ của chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng đáng kể, chứ không chỉ đơn thuần là do nắng nóng.
Nhóm đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thất thường của thời tiết?
Đầu tiên là nhóm đối tượng phải tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, gồm những người phải đối mặt với những biến đổi thời tiết lớn hơn so với người khác. Ví dụ, những người lao động ngoài trời trong thời gian dài, những người làm việc trong môi trường áp suất cao, hoặc ở nơi có tiếng ồn lớn. Các tác động từ môi trường khác nhau sẽ ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác nhau.
Nhóm đối tượng thứ hai là những người có bệnh lý nền, đặc biệt là các bệnh về huyết áp, tim mạch, phổi, tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi dị ứng... Những người này dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết hơn những người khác.
Nhóm đối tượng thứ ba là trẻ em và người cao tuổi. Tại sao lại có những đối tượng này dễ bị ảnh hưởng hơn?
Với trẻ em, hệ miễn dịch và các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện, không có đủ khả năng để chống lại các vi khuẩn và tác nhân bên ngoài. Đối với người cao tuổi, hệ miễn dịch yếu hơn so với người trưởng thành, làm cho họ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và thời tiết. Nếu người cao tuổi còn mắc các bệnh lý nền, nguy cơ bị ảnh hưởng càng cao hơn.
Biểu hiện ban đầu của đột quỵ do thời tiết nắng nóng?
Thường thì chúng ta phân loại ba nhóm bệnh nhân. Trong môi trường nắng nóng, hiện tượng sốc nhiệt là phổ biến nhất, hay được gọi là say nắng. Biểu hiện của tình trạng này có sự đa dạng từ mức độ nhẹ đến nặng. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ cảm thấy da nóng và đỏ, mặt đỏ bừng, và ra nhiều mồ hôi. Có thể có những triệu chứng nhẹ như đau đầu ban đầu, sau đó nặng hơn, thậm chí có cảm giác chóng mặt và khát nước. Đây là các dấu hiệu nhẹ có thể mọi người đã từng trải qua.
Tuy nhiên, nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Ở mức độ nặng, người bệnh có thể gặp tình trạng nhịp tim nhanh, buồn nôn, co giật, hoặc thậm chí là ngất xỉu. Nghiêm trọng hơn nữa, có thể dẫn đến suy thận, tiểu ít hoặc không đi tiểu. Thậm chí, các biểu hiện nghiêm trọng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhóm bệnh nhân thứ hai liên quan đến say nắng. Môi trường nắng nóng là yếu tố nguy cơ chính gây ra đột quỵ não và đột quỵ tim. Đột quỵ não thường có các biểu hiện như mất ý thức đột ngột, rối loạn thị giác, và yếu tay chân. Trong khi đó, đột quỵ tim thường bao gồm đau ngực, khó thở và cảm giác nóng bức. Đây là các biểu hiện cần chú ý để nhận ra sớm.
Nếu bạn thường xuyên gặp các triệu chứng này, có thể cơ thể bạn đang báo động và cần được chú ý và xử lý kịp thời.
Bệnh viện ghi nhận hiện tại nhiều trường hợp nhập viện liên quan đến nắng nóng dẫn tới đột quỵ .
Trong hai tháng qua, với mùa nắng nóng cao điểm ở miền Nam, bệnh viện ghi nhận số lượng ca bệnh tăng đột biến. Cụ thể, các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm mũi dị ứng và các cấp độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã tăng lên. Các bệnh về huyết áp và tim mạch cũng có xu hướng gia tăng, đặc biệt là những trường hợp huyết áp bất thường không được kiểm soát bằng thuốc thông thường.
Nguồn ảnh: VTV
Ngoài ra, các triệu chứng nghiêm trọng như đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim cũng đang xuất hiện nhiều hơn. Sự gia tăng đột biến cũng được thấy đối với các bệnh về mạch máu não, gồm cả nhồi máu não và xuất huyết não, một phần do sự không kiểm soát được của huyết áp trong điều kiện nắng nóng. Những nguyên nhân này góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ đối với nhóm có bệnh lý nền, và nếu không nhận biết và cấp cứu kịp thời, kết quả có thể rất nghiêm trọng.
Làm thế nào để chúng ta nhận biết được những người có khả năng đột quỵ?
Trước hết, việc nhận biết và phát hiện sớm các biểu hiện của ba nhóm bệnh (say nắng, đột quỵ não, và đột quỵ tim) là rất quan trọng để có thể can thiệp kịp thời từ các dấu hiệu nhẹ đến nặng.
Ví dụ, khi phát hiện các triệu chứng nhẹ của say nắng, việc ngừng tiếp xúc với ánh nắng và xử lý kịp thời có thể ngăn chặn sự trầm trọng hơn của bệnh. Đối với đột quỵ não và đột quỵ tim, can thiệp kịp thời với các phương pháp điều trị hiện đại trong khoảng thời gian vàng có thể thay đổi kết quả điều trị và giảm thiểu biến chứng và di chứng, đặc biệt là đối với bệnh nhân đột quỵ não. Việc cấp cứu kịp thời trong thời điểm vàng là rất quan trọng theo chia sẻ của bác sĩ Lịch, để giảm thiểu hậu quả cho bệnh nhân.
Cấp cứu kịp thời trong thời điểm vàng để giảm thiểu tổn thương do đột quỵ cho bệnh nhân.
Khi phát hiện các triệu chứng như say nắng hoặc sốc nhiệt, chúng ta cần ưu tiên đưa bệnh nhân vào môi trường mát mẻ, giúp họ hô hấp tốt hơn và cung cấp đủ nước.
Ngoài ra, việc truyền dịch bù nước và áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến như đặt stent mạch vành giúp nông mạch vành, thông mạch máu tắc nghẽn có thể cải thiện kết quả điều trị, đặc biệt là khi đối mặt với các trường hợp đột quỵ não, đột quỵ tim. Việc cấp cứu kịp thời trong môi trường bệnh viện, với trang thiết bị đầy đủ, cũng rất quan trọng để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho bệnh nhân.
Những yếu tố nào quyết định việc cấp cứu thành công?
Trước hết, việc phát hiện sớm các triệu chứng nhẹ và thay đổi triển vọng điều trị của bệnh nhân rất quan trọng. Ngoài ra, cần gọi ngay đội cấp cứu và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện ngay khi phát hiện triệu chứng, đặc biệt là đối với các trường hợp đột quỵ não, đột quỵ tim. Để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng vào giờ cao điểm và sử dụng đồ bảo hộ như quần áo che nắng, mũ, kính để giảm tác hại của nắng. Bù nước là rất quan trọng để giữ cơ thể mát mẻ, tránh thiếu nước và các tổn thương liên quan đến thận. Kiểm soát tốt các bệnh lý nền như huyết áp, đường huyết, mỡ máu là cách chuẩn bị sẵn sàng đối phó với nguy cơ trong thời tiết nắng nóng.
Viết bình luận