VOH 29: DỰ PHÒNG TÁI PHÁT ĐỘT QUỴ

Bạn có biết: Tỉ lệ tái phát đột quỵ sau 5 năm là 25%. Cụ thể, tỉ lệ tái phát sau tuần đầu tiên sau đột quỵ là 10%, sau 1 tháng tăng lên thành 15%, sau 3 tháng tăng lên thành 18%.

Trong chương trình VOH Sức khỏe và cuộc sống số 29, MC Kim Ánh và TS.BS CKII Võ Văn Tân - Trưởng khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã trao đổi chi tiết hơn về chủ đề Dự phòng tái phát đột quỵ, giúp khán - thính giả có cái nhìn toàn diện hơn về sự nguy hiểm của tái phát đột quỵ, một số lưu ý trong việc chăm sóc bệnh nhân hậu đột quỵ. Đồng thời, cả hai dành thời gian để giải đáp một số câu hỏi của khán - thính giả gửi đến chương trình.

Hình ảnh sản phẩm

Đột quỵ là một tình trạng y tế khẩn cấp xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, dẫn đến tổn thương não hoặc tử vong. Đột quỵ có thể gây ra nhiều di chứng nghiêm trọng, bao gồm liệt, mất khả năng ngôn ngữ và khó khăn trong việc đi lại.

Một trong những mối lo ngại lớn nhất của những người đã từng bị đột quỵ là nguy cơ tái phát. Theo thống kê, tỷ lệ tái phát đột quỵ sau 5 năm lên đến 25%. Theo bác sĩ Tân, nguy cơ này cao hơn ở những bệnh nhân:

Cao tuổi: Nguy cơ tái phát ở người cao tuổi cao hơn do hệ mạch máu não thường đã lão hóa, dễ tổn thương

Nam giới: Nam giới có tỷ lệ tái phát cao hơn nữ giới do một số yếu tố như huyết áp cao, hút thuốc lá, cholesterol cao

Không tuân thủ điều trị: Bệnh nhân không uống thuốc đầy đủ, bỏ lỡ các buổi tái khám, hoặc không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có nguy cơ tái phát cao hơn

Nếu tái phát lần 2, 3, 4 sẽ khác so với đột quỵ lần 1. Theo bác sĩ, người bệnh có khả năng đối mặt với những di chứng trầm trọng, nguy hiểm hơn, tỉ lệ tử vong và tỉ lệ tàn tật cao hơn.

Vì sao đột quỵ có nguy cơ tái phát cao?

Bác sĩ Võ Văn Tân chia sẻ 2 nguyên nhân chính dẫn đến tái phát đột quỵ:

- Tổn thương não: Sau đột quỵ, các tế bào não bị tổn thương cần thời gian 9-12 tháng để hồi phục. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các tế bào tổn thương có thể hoạt động quá mức để bù đắp cho tế bào chết, dẫn đến tổn thương thêm các tế bào xung quanh, làm tăng nguy cơ tái phát

- Yếu tố nguy cơ: Các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì... nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến tái phát đột quỵ

Biện pháp phòng ngừa tái phát đột quỵ:

"Nếu có biện pháp phòng ngừa tái phát thì khi tái phát, mức độ cũng nhẹ, di chứng để lại cũng ít hơn so với khi ta không thực hiện phòng ngừa gì", bác sĩ Võ Văn Tân chia sẻ. Theo bác sĩ, biện pháp phòng ngừa không nằm ngoài tuân thủ điều trị, thường xuyên tái khám và tầm soát, kiểm tra dấu hiệu bản thân, lưu tâm về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

 - Tuân thủ điều trị: Yếu tố tiên quyết trong phòng ngừa tái phát. Cụ thể, người bệnh cần:

  1. Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, không bỏ thuốc
  2. Tái khám định kỳ theo lịch hẹn.
  3. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đường huyết. Tất cả phải được duy trì đúng mức quy định
  4. Điều chỉnh lối sinh hoạt, bao gồm:
  5. Bỏ hút thuốc lá.
  6. Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
  7. Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  8. Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng 

- Phát hiện sớm dấu hiệu tái phát: Cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ để phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời. Nếu cấp cứu trong thời gian vàng, Phương pháp tái 0 - phương pháp giảm thiểu tỉ lệ tái phát sẽ được áp dụng điều trị. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:.

  1. Tứ chi mất cảm giác
  2. Méo miệng
  3. Nhức đầu dữ dội
  4. Nói ngọng, khó nói

- Sử dụng thuốc dự phòng: Một số loại thuốc có thể giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ, bao gồm thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ mỡ máu... Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bạn Hà Mai Trang với câu hỏi "Dự phòng tái phát đột quỵ bằng thực phẩm chức năng được không?" đã được MC Kim Ánh và bác sĩ Tân lựa chọn là câu hỏi nổi bật nhất trong số phát sóng này. Bác sĩ Tân giải đáp rằng thực phẩm chức năng, hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe dùng để cung cấp vi chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Tốt nhất là bệnh nhân vẫn phải tuân theo sự hướng dẫn của chuyên gia trong việc dự phòng tái phát đột quỵ. Nếu có sử dụng thực phẩm chức năng thì nên dùng cách 3 - 4 giờ so với giờ dùng thuốc. 

Tóm lại, dự phòng tái phát đột quỵ có lẽ là mong muốn của bất kỳ bệnh nhân hay gia đình bệnh nhân nào. Sau khi vượt qua một giai đoạn khó khăn giữa làn ranh sinh - tử, hẳn không ai muốn lại phải đối mặt với nó thêm một lần nữa. Nâng cao kiến thức về đột quỵ, cách phòng chống là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phác đồ chăm sóc phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.