VOH 31: HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TẠI NHÀ CHO BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ SAU KHI XUẤT VIỆN

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn tật lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Sau xuất viện, hơn lúc nào hết, việc chăm sóc đúng cách chính là yếu tố quyết định giúp người bệnh đột quỵ phục hồi và phòng tránh nguy cơ tái phát.

Tại chương trình VOH Sức khỏe và cuộc sống số 31, BTV Kim Ánh cùng BSCK II Lê Điền Trung - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Trưng Vương đã cùng trao đổi và mang lại cho khán - thính giả những kiến thức hữu ích về vấn đề này. 

Hình ảnh sản phẩm

Đột quỵ để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình. Tại chương trình radio vừa qua, BTV và bác sĩ đã tập trung vào hai di chứng phổ biến nhất để chia sẻ: rối loạn nuốt - nói và rối loạn tinh thần. 

Ứng với từng di chứng, bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân như thế nào hiệu quả và giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất. 

Rối loạn nuốt - nói

Theo Bác sĩ Lê Điền Trung, đây là di chứng gặp rất nhiều trong thực tế mà bất kỳ gia đình hay bệnh nhân nào cũng gặp, không nặng thì nhẹ. Theo đó, bệnh nhân thường méo miệng, dễ nuốt sặc, ho khi ăn, rơi vãi thức ăn hoặc chán ăn, sợ ăn... Vậy chăm sóc như thế nào đối với những bệnh nhân sau đột quỵ gặp rối loạn nuốt - nói.
 
Trong chương trình, bác sĩ đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể và rất thiết thực:
- Ăn đúng tư thế
- Phòng cho ăn phải đầy đủ ăn sáng
- Quan sát, tương tác với bệnh nhân khi cho ăn
- Thức ăn: tùy mức độ nuốt khó, để chế biến thực phẩm đúng độ sệt
- Vận động về miệng: giúp bệnh nhân tăng độ bền, dẻo dai của môi, lưỡi, hàm. Một số bài tập bác sĩ Trung gợi ý như đưa lưỡi ra các bên, mặt trong của má, tập mím môi, huýt sáo, cắn, tập phát âm a, u, i, o

Rối loạn về mặt tinh thần

BTV Kim Ánh chia sẻ yếu tố tinh thần rất quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ nếu muốn bệnh nhân có một quá trình phục hồi tốt và hiệu quả. Không chỉ tinh thần của bệnh nhân, sức khỏe tinh thần của người nhà, người trực tiếp chăm sóc bệnh cũng góp phần không thể thiếu trong quá trình này. Song, không dễ để giữ một tinh thần lạc quan và khỏe mạnh khi gặp phải đột quỵ. Theo bác sĩ Lê Điền Trung, một số nguyên nhân sinh ra vấn đề tâm lý có thể kể đến là:
 
- Người bệnh chán nản, tự tin, cảm thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình
- Người thân gia đình thì đau lòng, bỏ bê công việc, gánh nặng tài chính
 
Để cân bằng được, bác sĩ tư vấn người nhà bệnh nhân phải biết chấp nhận với tấm lòng yêu thương hướng đến bệnh nhân, kỹ năng động viên vì người bệnh chịu nhiều ảnh hưởng từ tâm lý của người nhà

- Động viên về khả năng hồi phục

- Khẳng định, cam kết về tài chính để bệnh nhân yên tâm điều trị

- Bày tỏ sự sẵn lòng chăm sóc bệnh nhân

- Thường xuyên giao tiếp với bệnh nhân

- Nếu bệnh nhân có những biểu hiện bất thường về tâm lý, phải liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý lâm sàng

Cuối chương trình, bác sĩ CK2 Lê Điền Trung cũng lưu ý khán - thính giả về việc dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Theo đó, cần phải lưu ý những điều sau khi chọn và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

- Pháp lý

- Nguồn gốc/ xuất xứ

- Công nghệ

- Chọn thực phẩm đúng với cơ thể của mình, theo lời bác sĩ không nên nghe theo quảng cáo