Đột quỵ là một căn bệnh vô kỳ nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, từ tàn tật vĩnh viễn hay nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, việc tầm soát đột quỵ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tầm soát đột quỵ giúp phát hiện sớm các yếu tố bất thường và những bệnh mãn tính nguy cơ, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa kịp thời. Vậy tầm soát đột quỵ là gì và bao gồm những nội dung gì?
Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn qua chương trình VOH 37: "Tầm soát đột quỵ là tầm soát những gì?" với sự giải đáp từ TS. BS. Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện SIS Cần Thơ.
Vì sao chúng ta cần tầm soát đột quỵ?
Đột quỵ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tàn tật suốt đời hoặc thậm chí tử vong. Tuy nhiên, điều đáng mừng là nhiều trường hợp đột quỵ có thể được phòng ngừa nếu phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và điều trị kịp thời. Việc tầm soát đột quỵ thường xuyên không chỉ giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường mà còn giúp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, phòng ngừa biến chứng, và giảm thiểu gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.
Những đối tượng nào cần tầm soát đột quỵ?
Tầm soát đột quỵ đặc biệt quan trọng với các nhóm đối tượng sau:
Người có triệu chứng sớm của đột quỵ như đau đầu dữ dội, méo miệng, khó nói.
Người từng trải qua đột quỵ.
Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên.
Người béo phì, ít vận động.
Người có tiền sử cao huyết áp, cholesterol cao hoặc tiểu đường.
Những người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ.
Tầm soát đột quỵ bao gồm những gì?
Tầm soát đột quỵ là quá trình kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ. Các hạng mục thường bao gồm:
Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Bao gồm đo huyết áp, kiểm tra lượng đường và mỡ trong máu để phát hiện các nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao.
Siêu âm động mạch cảnh: Đánh giá sự lưu thông của máu qua động mạch cảnh – nguồn cung cấp máu cho não – nhằm phát hiện tắc nghẽn hoặc sự hiện diện của mảng xơ vữa.
Điện tâm đồ (ECG): Đánh giá hoạt động của tim, phát hiện rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến đột quỵ do cục máu đông.
Chẩn đoán hình ảnh não: Sử dụng các kỹ thuật như chụp MRI, CT scan để kiểm tra tình trạng mạch máu não, phát hiện hẹp, phình mạch hay bất thường khác.
Phụ nữ mang thai có tầm soát nguy cơ đột quỵ được không?
Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể thực hiện tầm soát đột quỵ nếu cần thiết. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ gặp các triệu chứng như huyết áp cao, đau đầu, động kinh hay co giật, việc tầm soát sẽ giúp phát hiện xem có dị dạng mạch máu não hay không. Đôi khi, những dấu hiệu nguy hiểm có thể đã tồn tại từ trước nhưng chưa biểu hiện rõ rệt cho đến khi mang thai, lúc này các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, do đó việc tầm soát là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.
Quý thính giả thân mến, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, xin vui lòng gửi về Fanpage Noguchi Việt Nam. Mọi câu hỏi sẽ được chúng tôi tổng hợp và các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết trong những chương trình phát sóng tiếp theo
Viết bình luận