Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây vô số hệ luỵ về sức khoẻ, kinh tế cho cộng đồng. Có hơn 50% trường hợp đột quỵ liên quan đến tăng huyết áp. Thông qua việc hiểu rõ tình trạng bệnh và có biện pháp hợp lý giúp kiểm soát, duy trì huyết áp ở mức mục tiêu, người bệnh có thể phòng ngừa đột quỵ, bảo vệ sức khoẻ bản thân một cách tốt nhất.
Tăng huyết áp – Bệnh lý thầm lặng
Tăng huyết áp là tình trạng áp lực dòng chảy của máu tác động lên thành mạch tăng cao. Theo Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) năm 2018, người bệnh được xác định mắc tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg.
Bệnh lý tăng huyết áp hiện phổ biến trong cộng đồng với tỷ lệ người mắc ngày một tăng cao. Hầu hết trường hợp mắc không biểu hiện dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể, đôi khi xuất hiện đau đầu, mệt mỏi, khó thở thoáng qua và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Người bệnh thường phát hiện bệnh khi đo huyết áp tình cờ, khám sức khoẻ tổng quát hoặc khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Thống kê cho thấy thực tế đáng lo ngại là có hơn 50% người bệnh được chẩn đoán mắc tăng huyết áp không tuân thủ phác đồ điều trị. Song song đó, cũng có hơn 63,7% trường hợp điều trị nhưng chưa đạt được mức huyết áp mục tiêu dưới 140/90 mmHg theo khuyến cáo. Ở các đối tượng này, nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan tim, mạch máu, thận, não thậm chí là tử vong cao hơn rất nhiều.
Đột quỵ - Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp
Trên thế giới, cứ mỗi 45 giây trôi qua có 1 người bị đột quỵ, mỗi 3 phút trôi qua có 1 người tử vong do đột quỵ. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mới.
Tăng huyết áp được ghi nhận là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Bệnh lý này gây tổn thương tim và các cơ quan khác, làm vỡ mạch máu não do áp lực tăng cao. Bên cạnh đó, tăng huyết áp gây nên mảng xơ vữa động mạch, lâu ngày các mảng xơ vữa này bong ra, hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn lòng mạch, cản trở lưu thông máu lên não. Khi các tế bào não bộ không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng, chúng sẽ ngưng hoạt động và có thể chết dần trong vài phút, gây ra tình trạng đột quỵ với các biểu hiện như tê bì, không nói được, méo miệng, mất cảm giác nửa người, hôn mê, một số trường hợp đáng tiếc dẫn đến tử vong.
Người bị đột quỵ nếu được cấp cứu kịp thời cũng thường có nhiều di chứng nặng nề, khó phục hồi về thần kinh, vận động, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Qua đó có thể thấy đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý tăng huyết áp.
Phương pháp giúp kiểm soát huyết áp – Phòng ngừa đột quỵ
Ở người bệnh tăng huyết áp, điều quan trọng nhất để phòng ngừa đột quỵ là kiểm soát huyết áp ở mức mục tiêu. Một số biện pháp có thể kể đến là:
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Đối với người bệnh đã được chẩn đoán tăng huyết áp, cần theo dõi các triệu chứng, ghi nhận chỉ số huyết áp thường xuyên để các bác sĩ nắm được tình trạng bệnh, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đều đặn theo đúng chỉ dẫn để luôn duy trì mức huyết áp tuỳ mục tiêu điều trị của từng nhóm đối tượng. Không nên tự ý bỏ thuốc dù chỉ số huyết áp bình thường, không xuất hiện triệu chứng của bệnh bởi tăng huyết áp là bệnh lý diễn tiến âm thầm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng.
Ngoài ra, tất cả đối tượng dù đã chẩn đoán mắc tăng huyết áp hay chưa đều nên khám sức khoẻ tổng quát định kỳ ít nhất 1 lần/năm, đo huyết áp, thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng như đo điện tim, siêu âm tim, siêu âm động mạch cảnh, đo ABI, đo đường máu, cholesterol máu, xét nghiệm chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu…nhằm giúp sàng lọc, chẩn đoán sớm các tình trạng bệnh lý, có kế hoạch can thiệp thích hợp, giảm nguy cơ bệnh tật.
Thay đổi lối sống
Duy trì lối sống lành mạnh là điều cần thiết để kiểm soát huyết áp, phòng ngừa đột quỵ. Các chuyên gia khuyến cáo nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao khoảng 30-45 phút mỗi ngày bằng các hình thức phù hợp thể trạng của bản thân. Một số hoạt động được gợi ý là đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội…Vận động hợp lý cũng góp phần duy trì cân nặng, tránh thừa cân, béo phì. Ngoài ra, nên giữ tinh thần thoải mái, tránh xúc động, căng thẳng quá mức vì có thể gây tăng huyết áp, dẫn đến cơn đột quỵ.
Thuốc lá, thuốc lào có tác động xấu đối với sức khoẻ của người mắc tăng huyết áp bởi trong khói thuốc có chất nicotine. Ngay cả trong trường hợp hút thuốc lá thụ động, người bệnh cũng sẽ gặp phải tình trạng tăng huyết áp đột ngột, kéo dài trong khoảng 30 phút sau khi hít khói thuốc.
Luyện tập thể dục, thể thao điều độ, hợp lý là cách kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Theo khuyến cáo Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Hội Tim Mạch học Việt Nam và các hướng dẫn điều trị trên thế giới, chế độ DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) đã được chứng minh là chế độ ăn uống tốt nhất để giảm huyết áp, phòng ngừa đột quỵ. Chế độ ăn này hướng đến việc giảm tiêu thụ muối trong thực đơn hằng ngày, tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khoẻ.
Rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít béo giúp bổ sung kali, canxi nên chiếm phần nhiều trong bữa ăn. Tổng lượng natri tiêu thụ không quá 2300mg/ngày. Các loại cá hồi, cá ngừ, cá thu…giàu acid béo Omega-3 (một dạng chất béo không bão hoà) được khuyến khích dùng 2-3 bữa/tuần.
Ngược lại, thực đơn nhiều chất béo bão hoà, cholesterol với thực phẩm chiên rán, thịt đỏ, đồ ngọt, nước uống có gas cần được hạn chế do chúng làm suy yếu chức năng nội mạc mạch máu, gây tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ.
Sử dụng thực phẩm chức năng
Các thực phẩm chức năng với những hoạt chất được chứng minh có tác dụng trong việc hỗ trợ ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ là biện pháp được nhiều người lựa chọn. Được sản xuất 100% từ Nhật Bản, nghiên cứu bởi Viện nghiên cứu Y học Noguchi, viên uống Nattokinase Noguchi với thành phần Nattokinase được tinh chế và chiết xuất từ đậu nành lên men có tác dụng giảm cholesterol xấu, hạn chế xơ vữa động mạch, hỗ trợ hạ huyết áp bằng cách ức chế men chuyển. Nattokinase Noguchi cũng giúp hỗ trợ cải thiện lưu thông máu, chống đông máu, ngăn ngừa huyết khối, vì vậy ngừa nguy cơ đột quỵ, đồng thời hoạt chất này có tác động tích cực đến não, giúp cải thiện trí nhớ hậu đột quỵ.
Theo Tạp Chí Sức Khỏe