Để Đột Quỵ Không Còn Là Gánh Nặng

 

Đột quỵ không những có tỷ lệ tử vong cao mà còn gây ra nhiều di chứng nguy hiểm cho bệnh nhân ngay cả khi đã được cứu sống. Phục hồi chức năng sau đột quỵ kịp thời và áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp người bệnh khôi phục lại chức năng vốn có, sớm quay trở lại cuộc sống bình thường, tái hòa nhập cộng đồng.

Nguy cơ xảy ra biến chứng sau đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm khi tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân lên tới 50%. Tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm và có xu hướng tăng ở người trẻ. Những người bệnh may mắn được cứu sống khả năng gặp phải di chứng, thậm chí nặng nề là rất cao. Theo TS.BS Đinh Vinh Quang - Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Nhân dân 115: “Các phương pháp điều trị đột quỵ hiện nay rất tốt, trên 80-90% bệnh nhân được tái thông trong 6 giờ đầu, chỉ để lại di chứng nhẹ nhàng, thậm chí hồi phục hoàn toàn. Thế nhưng vì lý do nào đó mà mọi người không nhận biết được triệu chứng hoặc sai lầm khi xử trí tại nhà làm chậm trễ thời gian vàng, bệnh nhân phải chịu di chứng nặng nề, thật sự rất đáng tiếc”.

Những di chứng đột quỵ thường gặp

Vận động khó khăn

Liệt cơ mặt sau đột quỵ

Liệt cơ mặt sau đột quỵ

Đây là di chứng đột quỵ phổ biến nhất, có thể chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhưng cũng có thể theo suốt cuộc đời. Đây là tình trạng giảm khả năng vận động một cơ quan hoặc một phần cơ thể bao gồm:

  • Liệt mặt
  • Liệt tay chân
  • Liệt nửa người
  • Tê bì, khó chịu trên cơ thể

Có tới 92% bệnh nhân đột quỵ gặp phải các di chứng này, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và phải nhờ tới sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình.

Trên thực tế, di chứng liệt vận động có thể phục hồi nhanh chóng nếu tổn thương của người bệnh không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp tình trạng này kéo dài, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, như cứng khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Việc nằm một chỗ quá lâu cũng gây ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn.

Suy giảm khả năng nhận thức

Tai biến mạch máu não gây tổn thương não, dẫn tới sự suy giảm trí tuệ và khả năng nhận thức của người bệnh. Nhiều chuyên gia nhận định đây là di chứng đột quỵ nặng nề nhất đối với bệnh nhân. Các triệu chứng gồm:

  • Hay quên
  • Nhiều lúc không tỉnh táo
  • Giảm khả năng ghi nhớ những thông tin mới
  • Không nhận ra người thân

Di chứng tai biến này khá phổ biến và gây ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như công việc hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là khi họ phải làm những công việc phức tạp, cần tư duy và đòi hỏi có trí nhớ tốt.

Khả năng phục hồi của bệnh nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng của cả người bệnh và người nhà.

Rối loạn ngôn ngữ

Sau tai biến, khả năng sử dụng ngôn ngữ của bệnh nhân có thể bị rối loạn do não bộ bị tổn thương, dẫn đến khả năng giao tiếp bị hạn chế khá nhiều. Cụ thể bệnh nhân sẽ:

  • Nói lắp bắp
  • Nói ngọng
  • Nói khó nghe
  • Giao tiếp chậm chạp
  • Khó khăn trong việc tìm từ ngữ để diễn tả

Rối loạn cảm xúc

Tình trạng rối loạn cảm xúc cũng là vấn đề nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt. Nguyên nhân là do:

  • Lo lắng về bệnh tật
  • Cảm thấy tự ti, cho rằng mình trở thành gánh nặng đối với những người thân trong gia đình
  • Nếu không được quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên thường xuyên, bệnh nhân rất dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát, hay cáu giận hoặc tự dằn vặt bản thân mình,… thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Rối loạn tiểu tiện

Nhiều người bệnh sau cơn đột quỵ có thể gặp phải tình trạng mất kiểm soát đại, tiểu tiện. Nguyên nhân có thể do tình trạng yếu liệt hoặc rối loạn cơ vòng. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu nếu bệnh nhân không được chăm sóc và vệ sinh kỹ càng.

Biện pháp cải thiện các di chứng sau đột quỵ

Phục hồi sau đột quỵ không phải việc đơn giản, đòi hỏi quyết tâm cao độ và sự động viên, hỗ trợ từ những người thân trong gia đình, cũng như áp dụng các biện pháp đúng đắn. Có như vậy sức khỏe người bệnh mới nhanh chóng trở lại như trước.

Tập luyện phục hồi chức năng

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân sau đột quỵ não cần phải tập phục hồi chức năng ngay khi ổn định. Thông thường, các bài tập bao gồm bài tập gia tăng sức mạnh cơ, bài tập tăng khả năng chịu sức nặng trên chân yếu, bài tập giữ thăng bằng ở vị thế ngồi, đứng và đi hay bài tập chủ động ở các khớp.

Tuy nhiên, một số trường hợp do tự tập luyện sai hoặc điều trị tại địa chỉ mà bác sĩ không có đủ trình độ chuyên môn, có thể gây ra hậu quả xấu, nguy cơ cao bị tê liệt vận động vĩnh viễn. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được xây dựng riêng từng bài tập dựa vào mức độ tổn thương do bệnh và thể trạng của bản thân. Đồng thời, tại các cơ sở y tế uy tín, bệnh nhân còn được các chuyên viên vật lý trị liệu hỗ trợ điều chỉnh tư thế đúng cách, mau chóng lấy lại khả năng vận động.

Châm cứu

Những người tin tưởng y học cổ truyền sẽ lựa chọn cách châm cứu để phục hồi chức năng sau tai biến. Các bác sĩ sử dụng những cây kim dài và nhỏ để châm vào huyệt vị cần thiết, tạo kích thích đến dây thần kinh. Từ đó, não bộ hình thành lại phản ứng và giúp người bệnh phục hồi chức năng suy yếu.

Mặc dù vậy, việc châm cứu tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh như xuất hiện vết bầm tím, sưng đau, thậm chí xuất hiện tình trạng chảy máu tại vị trí châm. Trong một số trường hợp, chất lượng kim tiêm không đảm bảo có thể gây nhiễm trùng, tụ máu, tổn thương nội tạng…

Sử dụng thực phẩm chức năng

Viên uống Nattokinase Noguchi với thành phần Nattokinase được tinh chế và chiết xuất từ đậu nành lên men là giải pháp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Viên uống Nattokinase Noguchi với thành phần Nattokinase được tinh chế và chiết xuất từ đậu nành lên men là giải pháp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Sử dụng thực phẩm chức năng cũng là cách tốt nhất để phòng ngừa và phục hồi sau đột quỵ. Thấu hiểu được những gánh nặng của đột quỵ gây ra, công ty dược phẩm Meiji và viện nghiên cứu Y học Noguchi đã tinh chế thành công viên uống Nattokinase Noguchi với thành phần Nattokinase chiết xuất từ đậu nành lên men, trực tiếp làm tiêu sợi tơ huyết giải phóng tiểu cầu, cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ chống đông máu, ngăn ngừa huyết khối, phục hồi các vùng não bị tổn thương do đột quỵ, đồng thời tác động tích cực đến não, giúp cải thiện trí nhớ hậu đột quỵ. Đây sẽ là giải pháp hiệu quả cho việc điều trị những di chứng của tai biến mạch máu não.

Tạp chí Sức Khỏe